Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013
Gà Đông Tảo Con Mới Nở
01:38
0 Bình luận
Chăm sóc nuôi dưỡng gà con mới nở không có mẹ.
Sau
khi gà nở hết không nên cho ăn trong 24 giờ đầu để gà tiêu hết lòng đỏ.
Tuy nhiên cần cho uống nước bằng cách đặt vài cái ly trong đựng đầy
nước sạch úp ngược vào cái đĩa để nước rỉ ra dần và gà sẽ được uống nước
sạch.
1. Nhiệt độ: Lúc gà con
ra khỏi lồng ấp gà vẫn cần duy trì nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ môi trường
bên ngoài. Tuần đầu 350C sau đó giảm dần. Cần đóng những chuồng úm diện
tích khoảng 2m2, cao 1,5m. Tuần đầu lót lưới 5mm, tuần 2 lưới 1cm, tuần 3
lưới 1,5cm bên dưới rải báo và treo hai ngọn đèn khoảng 40 W. Tuần đầu
dùng đèn cả ngày lẫn đêm. Tuần 2 chỉ dùng ban đêm. Tuần 3 chỉ dùng khi
mưa gió rét, bão. Tuần 4, có thể thả gà xuống đất, chỉ nhốt vào ban đêm.
Nếu không có điện có thể che chuồng thật kín gió và rải một lớp trấu để
giữ nhiệt độ ấm hơn.
2. Thức ăn:
2. Thức ăn:
Có
thể cho ăn bằng thức ăn gà con (thức ăn công nghiệp) hoặc bằng tấm gạo,
bắp xay, vừng. Có bổ sung ít bột cá nhạt hoặc đậu nành rang xay nhỏ,
đầu cá vụn nấu chín hoặc giun, mối... Từ tuần 2 cho thêm rau xanh như
rau muống, cải bắp... xắt nhỏ.
3. Quy trình phòng bệnh:
3. Quy trình phòng bệnh:
Để
đề phòng bệnh viêm rốn và bạch lỵ có thể cho uống kháng sinh trong 4
ngày đầu tiên; Ampiseptin gói 5g, hoặc Ampicoli gói 5g; một gói hòa một
lít nước.
Làm vacxin
– 5 ngày: Dùng vacxin Laxota nhỏ mắt mũi.
– 10 – 12 ngày: Chủng đậu và gumboro nhỏ mắt mũi.
–
21 ngày: Dùng Laxota lần 2.– 35 ngày: Chích Imopest: 0,3cc/con. Lặp lại
sau mỗi 3 tháng đối với gà nuôi đẻ và gà trống giống. Chích vacxin tụ
huyết trùng 1cc/con cùng một lúc. Lặp lại sau mỗi 6 tháng đối với gà
giống.
– Có thể bổ sung thường xuyên trong nước uống, vitamin, vitason liều 2g/lít nước.
Lịch xổ giun: Mỗi tháng xổ giun một lần với levamison liều một gói 5g/3kg gà nhỏ hoặc 5kg gà lớn.
Phòng
bệnh cầu trùng: Khi có những triệu chứng cầu trùng ở những con đầu tiên
(phân tiêu chảy, có máu trong phân) thì dùng Anticoc với liều 1g/lít
nước, hoặc Rigecoccin gói 5g 1 gói/lít nước. Dùng thuốc 5 – 6 ngày.
Phòng trị bệnh Gumboro: Nếu
thấy gà ủ rũ, tiêu chảy phân nhớt sau một đợt thời tiết không thuận lợi
(quá nóng hoặc quá lạnh), dùng Vitamin C, đường Glucoza và Eleotrolyte.
Liều lượng: 100gr Vitamin C, nửa kilôgam đường Glucoza và 2 gói
Eleotrolyte cho 50 lít nước, dùng 3 – 5 ngày.
Trứng Gà Đông Tảo Giống
01:36
0 Bình luận
Trứng gà giống được ấp bằng máy...
Kỹ thuật làm lồng ấp trứng gà.
Vật liệu: Chuẩn bị cho một lò ấp khoảng 100 trứng gà giống:
– 1 thùng tôn lồng vào trong thùng xốp để giữ được nhiệt tốt. Kích thước thùng tôn khoảng 60 x 60cm, có nắp đậy.
– Một tấm lưới cắt bằng mặt trong của thùng tôn làm khay đựng trứng.
– Một bao may bằng vải thấm nước đựng một lớp trấu bên trong trải lên khay để đặt trứng lên gọi là đệm trứng.
– 3 đèn dầu hỏa có chân, có đủ bóng (đèn Hoa Kỳ)
– 1 nhiệt kế để ở khay trứng.
– Mấy viên gạch kê thùng lên cách mặt đất khoảng 20cm và kê khay trứng trong khoảng giữa thùng.
– Bình xịt nước phun sương tạo độ ẩm (nếu không có có thể phun bằng miệng).
Cách làm:
–
Khoét 3 lỗ, ở đáy thùng cách đều nhau để lọt bóng đèn dầu hỏa để sưởi
ấm vào bên trong. (Đèn đặt bên dưới, chỉ miệng bóng đèn chui vào thùng).
– Chọn trứng (khoảng 100 trứng) đều nhau và có trống đặt lên đệm trứng một lượt.
– Đốt 3 đèn dầu lên. Coi nhiệt kế để đạt được nhiệt độ 3705 – 380C (vịt 38,5 – 390C) rồi vặn nhỏ đèn
–
làm sao để luôn trong quá trình ấp đều giữ được nhiệt độ này nhờ vào bộ
phận điều chỉnh của đèn. Nắp đậy chỉ sử dụng khi nhiệt độ chưa lên đủ
mức cần thiết, sau đó mở hé ra cho thoáng.
– Về độ ẩm: Vài ngày cần phun sương nước một lần (độ ẩm khoảng 80%).
–
Đảo trứng: Khi đảo nhớ đánh dấu các vị trí hiện tại bằng cùng 1 ký
hiệu. Mỗi ngày đảo từ 6 – 7 lần trong 10 ngày đầu. Sau đó giảm dần chỉ
cần 3 – 4 lần trong ngày. Nhớ khi đảo vị trí các mặt của trứng đồng thời
cũng đảo vị trí giữa và bên cạnh đệm trứng.
–
Sau 7 ngày cần soi trứng để loại bỏ những trứng không có phôi. Cách
soi: Cầm trứng đặt trước một cái phễu giấy bìa trước ngọn đèn. Nếu trứng không có phôi sẽ không có đường dây máu phát triển. Thông thường những trứng hỏng sẽ có khoảng trống là một hình chéo.
Với gà ấp 19 – 20 ngày trứng sẽ nở, với vịt 28 ngày, ngan 40 ngày.
Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013
Đôi nét về Gà Đông Tảo Hưng Yên
Gà Đông Tảo là giống gà quý, chân to, xù xì, thịt săn chắc. Tương truyền ga dong tao
là vật nuôi trong các vùng đất trù phú của quan lại vùng đồng bằng sông
Hồng xưa và được dùng làm vật cúng tế trong lễ tết, hội hè hoặc để tiến
Vua.
Hình minh họa
Vài năm gần đây bỗng gà đông tảo trở nên nổi tiếng dịp tết vừa qua bởi nhiều người tìm mua làm quà tặng và ăn tết. Dù giá cao chót vót song nhiều nhà hàng đặc sản tại nhiều thành phố lớn trên cả nước vẫn không đủ hàng bán. Nhiều đại gia đã về tận Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên để kén những con gà chân to, ngon để được thưởng thức, mặc dù giá rất cao, giá đến cả chục triệu đồng.
Ảnh minh họa
Cặp gà kỷ lục cho đến thời điểm này là 70 triệu, đã được 1 đại gia đất Sài Thành mua tại nơi chính gốc của gà đông tảo, tại xóm Trung Đình, xã Đông Tảo.
Từ đó, rất nhiều hộ gia đình ở xã Đông Tảo đã đầu tư chuồng trại quy mô lớn để chăn nuôi và phát triển giống là quý này, vừa là bảo tồn gà quý và phát triển kinh tế... Sản phẩm cung cấp ra thị trường: Trứng gà giống, gà con mới nở, gà con 1 tháng tuổi, gà 3 tháng tuổi, gà trưởng thành đẹp, gà thịt. Những sản phẩm gà đông tảo bây giờ đã được cung cấp rộng rãi trong nhiều tình thành trong nước. Để biết thêm những thông tin khác về Gà Đông Tảo các bạn có thể xem thêm trên internet hoặc gadongtaohy.info.
Hình minh họa
Vài năm gần đây bỗng gà đông tảo trở nên nổi tiếng dịp tết vừa qua bởi nhiều người tìm mua làm quà tặng và ăn tết. Dù giá cao chót vót song nhiều nhà hàng đặc sản tại nhiều thành phố lớn trên cả nước vẫn không đủ hàng bán. Nhiều đại gia đã về tận Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên để kén những con gà chân to, ngon để được thưởng thức, mặc dù giá rất cao, giá đến cả chục triệu đồng.
Ảnh minh họa
Cặp gà kỷ lục cho đến thời điểm này là 70 triệu, đã được 1 đại gia đất Sài Thành mua tại nơi chính gốc của gà đông tảo, tại xóm Trung Đình, xã Đông Tảo.
Từ đó, rất nhiều hộ gia đình ở xã Đông Tảo đã đầu tư chuồng trại quy mô lớn để chăn nuôi và phát triển giống là quý này, vừa là bảo tồn gà quý và phát triển kinh tế... Sản phẩm cung cấp ra thị trường: Trứng gà giống, gà con mới nở, gà con 1 tháng tuổi, gà 3 tháng tuổi, gà trưởng thành đẹp, gà thịt. Những sản phẩm gà đông tảo bây giờ đã được cung cấp rộng rãi trong nhiều tình thành trong nước. Để biết thêm những thông tin khác về Gà Đông Tảo các bạn có thể xem thêm trên internet hoặc gadongtaohy.info.
Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013
Lợi nhuận cao từ nghề nuôi Gà Đông Tảo
Sau dịp tết nguyên đán năm 2012 vừa qua với thành công lớn từ một số hộ chăn nuôi Gà Đông Tảo
giống và gà thịt, gà biếu. Thì đến đầu năm 2013 có thêm rất nhiều hộ đã
mở rộng đầu tư chăn nuôi quy mô rất lớn phát triển giống gà có gía trị
cao này. Cũng nhằm nâng cao kinh tế gia đình và góp phần việc bảo tồn
nòi giống thuần chủng của làng gà đông tảo.
Do vậy, giờ đây làng gà đông tảo đã có đủ số lượng để cung cấp con giống phân phối trên cả nước. Rất nhiều khách từ các nơi xa đã về mua giống tại làng gà đông tảo để mở trang trại lớn tại Miền Nam.
Giống gà Đông Tảo dễ nuôi, dễ thích nghi với mọi vùng miền. Trung bình mỗi gà mái đẻ 12 lứa/năm, mỗi lứa khoảng 10-12 trứng. Hiện, gà mới nở có giá 150.000 đồng/con, trung bình một lứa 10-12 con, thu về 1,5 - 1,8 triệu đồng. Ước tính, một cặp gà bố mẹ cho trứng ổn định sẽ cho thu 20 triệu đồng/năm, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với các giống gà khác.
Do vậy, giờ đây làng gà đông tảo đã có đủ số lượng để cung cấp con giống phân phối trên cả nước. Rất nhiều khách từ các nơi xa đã về mua giống tại làng gà đông tảo để mở trang trại lớn tại Miền Nam.
Giống gà Đông Tảo dễ nuôi, dễ thích nghi với mọi vùng miền. Trung bình mỗi gà mái đẻ 12 lứa/năm, mỗi lứa khoảng 10-12 trứng. Hiện, gà mới nở có giá 150.000 đồng/con, trung bình một lứa 10-12 con, thu về 1,5 - 1,8 triệu đồng. Ước tính, một cặp gà bố mẹ cho trứng ổn định sẽ cho thu 20 triệu đồng/năm, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với các giống gà khác.
Nguồn: gadongtaohy.info
Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013
Nỗi lo từ phương xa cho gà Đông Tảo
Nhiều người dân ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đến giờ vẫn còn ấn tượng về hoàng tử Nhật Bản, tiến sĩ Akishino và các nhà khoa học xứ Phù Tang tìm gặp những người nông dân nuôi gà đông tảo vào ngày 22.8.2012.
Nhân cúm gia cầm đang lăm le tái xuất, xin kể lại câu chuyện này để thấy sự quan tâm của giới khoa học quốc tế trong việc bảo tồn gen những loài vật nuôi quý hiếm dù là của quốc gia nào.
Hoàng tử Nhật Bản, tiến sĩ Akishino (thứ hai từ trái) được người dân Đông Tảo giới thiệu giống gà quý của họ.
Thượng khách từ phương xa
Tiến sĩ Akishino là một chuyên gia đầu ngành điểu học ở Nhật. Trước đó, ông đã đến huyện Mai Sơn (Hoà Bình), thăm các cộng đồng dân tộc thiểu số và nghiên cứu việc thuần hoá gà rừng (Việt Nam là một trong vài vùng đã thuần hoá và nhân giống thành công gà rừng).
Gia đình đầu tiên vinh hạnh đón khách quý là nhà ông Thái Thuỷ. Vốn là công nhân nhà máy đóng tàu Ba Son, cung cách tổ chức nuôi gà của ông mang tính khoa học và hợp sinh thái hơn. Tại đây, giống gà có bộ chân “rồng” khiến các nhà khoa học dẫu đã được xem tranh ảnh vẫn ngỡ ngàng. Vị hoàng tử được giới thiệu về quy trình nuôi, quy mô chuồng trại, các loại gà, máy ấp thủ công…
Gia đình thứ hai được hoàng tử đến thăm là nhà cụ Thi. Lão nông tuổi 80 tự hào kể ông nuôi gà này từ thời kháng Pháp. Trong vườn nhà cụ, từng “gia đình” gà được nuôi rải rác trong các chuồng được làm bằng vật liệu tận dụng nằm dưới tán những cây bưởi Diễn (một loại bưởi nổi tiếng ở miền Bắc). Các nhà khoa học Nhật cho biết cái cảnh nuôi gà phía trên là những chùm quả vàng, bên dưới những đàn gà bố mẹ dẫn con tìm sâu quanh gốc cây thế này ở nước họ không còn nữa, nên khi thấy cảnh này họ như sống lại thời xa xưa của nông thôn Nhật Bản.
Gà đông tảo.
Đến đâu, vị hoàng tử Nhật cũng “phỏng vấn” khá chi tiết, cặn kẽ, như gà được cho ăn thức ăn gì, ngô cho ăn đã nghiền hay để cả hạt, số lượng bao nhiêu; nuôi gà con ra sao, có cho uống thuốc dân gian gì không; rồi đến bán cho ai, giá bao nhiêu; liệu có thể nuôi giống gà này ở nơi khác... Người cung cấp một cách bài bản quy trình bảo tồn giống gà quý là anh Tích, con cụ Đốc, nguyên hiệu trưởng đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. Ông Tích là chủ nhiệm đề tài bảo tồn nguồn gen gà Đông Tảo trong mạng lưới bảo tồn nguồn gen vật nuôi mà viện Chăn nuôi tổ chức.
Tài sản quốc gia
Điều khiến các nhà khoa học nước ngoài bất ngờ là những giống gà quý vừa mục sở thị lại được con người bắt từ rừng về, thuần hoá, chọn lọc và nhân giống. Như loài gà này chẳng hạn: gà rừng hoang dã có hai loài, từ đó con người đã chọn nên hơn 3.000 giống và trong số đó lại vô vàn dòng… Văn bản thế giới ghi rõ, giống vật nuôi là sản phẩm của trí tuệ, nhiều nước xem chúng là tài sản quốc gia, đó cũng là lý do các nhà khoa học nước ngoài dành cho những “nhà khoa học nông dân” xã Đông Tảo cái nhìn ngưỡng mộ.
Cách đây vài năm, đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Nhật điện hỏi viện trưởng viện Chăn nuôi là có phải gà Đông Tảo đã tuyệt chủng do cúm gia cầm? Viện trưởng bảo tôi đưa ngay vị đại sứ xuống xem. Sự quan tâm đặc biệt đó không phải không có cơ sở. Năm 2005, khi được lệnh bảo toàn các giống gà Việt Nam trong dịp cúm gia cầm, 4 giờ chiều khi văn bản chưa ráo mực thì chúng tôi đã lấy xe đi thẳng xuống xã Đông Ngạc, tới phòng thú y, chi cục Thú y Hưng Yên để truyền đạt công lệnh: “Gà Đông Tảo là đối tượng cuối cùng nếu phải diệt”.
Chuyện khách VIP từ phương xa quan tâm đến gà Đông Tảo Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của việc bảo tồn gen những loài vật nuôi quý hiếm, bởi ở nhiều nước chúng được xem là tài sản quốc gia.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)